Những kiến thức về thanh nhạc dành cho người mới bắt đầu

Thanh nhạc là một bộ môn nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ và âm nhạc. Được trình diễn bởi một hoặc nhiều người (có thể là ca sĩ hoặc không), hát cùng với nhạc đệm hoặc hát “chay” không nhạc đệm. Hôm nay Bảo An Thanh Nhạc sẽ chia sẻ với tất cả các bạn những điều cần biết dành cho người mới bắt đầu học và tìm hiểu và thanh nhạc.

Tổng hợp những kiến thức về thanh nhạc dành cho người mới bắt đầu

Thanh nhạc là gì?

Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật dùng giọng hát con người để truyền tải những cung bậc cảm xúc đến với người nghe thông qua những tác phẩm âm nhạc. Được định nghĩa là một bộ môn nghệ thuật kết hợp ngôn ngữ và âm nhạc. Được trình diễn bởi một hoặc nhiều người (có thể là ca sĩ hoặc không). Hát cùng với nhạc đệm hoặc hát “chay” không nhạc đệm. Những phần hát không có nhạc đệm được gọi là “a cappella”. Thanh nhạc sử dụng nhiều từ để hát trên nền nhạc được gọi là “lyrics” – lời nhạc. Những đoạn âm thanh bằng giọng hát và lời nhạc như trên thường được gọi một cách phổ biến là “Ca khúc”. Đôi khi một số lời nhạc còn sử dụng cả các âm có nghĩa tượng hình – “onomatopoeia”

Học thanh nhạc kèm 1 với 1 dành cho người mới tại Bảo An Thanh Nhạc
Học thanh nhạc kèm 1 với 1 dành cho người mới tại Bảo An Thanh Nhạc

Khái niệm này xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt từ nền thanh nhạc Châu Âu có nhiều đóng góp trong việc hình thành hệ thống kiến thức, kĩ thuật âm nhạc nói chung.

Thanh nhạc ra đời và phát triển dựa trên ngôn ngữ từng dân tộc. Ví dụ bạn là người Việt sẽ có xu hướng hát tiếng Việt, người Anh sẽ hát tiếng Anh…

Nhiều người cho rằng giọng hát không phải là nhạc cụ. Nhưng thực tế nó cũng như 1 nhạc cụ, “1 nhạc khí sống” vì cũng có các cấu tạo về nguồn âm thanh, hơi, khoảng vang cộng hưởng…Để kiểm soát tốt giọng hát của mình bạn cũng phải dành chừng chục năm để tập luyện.

Tại sao lại phải học thanh nhạc?

Ngày nay, ca hát là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với hầu hết mọi người, trong mọi hoạt động của cuộc sống. Dù bạn là ai, ở đâu và làm bất cứ ngành nghề gì thì việc ca hát luôn có một ý nghĩa to lớn nhất định trong mọi sinh hoạt thường ngày của bạn.

Ca hát thì ai cũng có thể, nhưng để ca hát hay và chuẩn thì không phải ai cũng làm được. Vì vậy, nếu bạn được trời phú cho một giọng hát hay, bạn cần học các kỹ thuật thanh nhạc để phát triển nó trở nên chuyên nghiệp hơn, kỹ thuật hơn. Ngược lại, nếu bạn không có được một giọng hát thiên bẩm, hơn ai hết, bạn càng phải học để được cải thiện giọng hát của chính mình, để tránh việc trở thành thảm họa âm nhạc với những người chung quanh.

Học kiến thức về thanh nhạc dành cho người mới
Tìm hiểu và học kiến thức về thanh nhạc dành cho người mới

Đặc biệt, giữa thời đại 4.0, không thể tồn tại một cá nhân tự xa rời quần chúng chỉ vì mình… không biết hát. Ngoài những bất tiện mà nó mang lại, nó càng đánh mất đi rất nhiều cơ hội trong cuộc sống, công việc cũng như các mối quan hệ.

Việc học thanh nhạc là rất cần thiết cho mỗi chúng ta. Ngoài việc cải thiện giọng hát, học thanh nhạc còn giúp bạn giảm stress sau những giờ làm việc căng thẳng; giúp bạn có một sức khỏe tốt hơn; một giọng nói chuẩn, trầm ấm và có uy lực hơn… và còn hàng ngàn, hàng vạn lý do khác khiến bạn cần tham gia ngay các khóa học thanh nhạc.

Đối tượng nào có thể học thanh nhạc

Trên thực tế ai cũng có thể học được các kỹ thuật luyện thanh cơ bản. Miễn là các đối tượng yêu thích bộ môn này có khả năng nói thành âm được. Và dĩ nhiên dù là đối tượng nào thì hãy đảm bảo rằng mình có đủ kiên trì. Cũng như thời gian luyện tập thì việc học thanh nhạc của bạn chắc chắn sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Đối tượng học thanh nhạc
Ai cũng có thể học thanh nhạc để áp dụng công việc liên quan đến âm nhạc và cả áp dụng cho cuộc sống

Chỉ cần người học có nhu cầu thì bất kể bạn là ai, đang làm nghề gì, tuổi tác ra sao. Thì vẫn hoàn toàn có thể tham gia các khóa học cảm thụ âm nhạc tại Bảo An Thanh Nhạc.

Mục đích học thanh nhạc của mỗi người có thể sẽ khác nhau

  • Học thanh nhạc để đi theo con đường ca hát chuyên nghiệp
  • Học thanh nhạc để đi hát phòng trà, quán bar
  • Học thanh nhạc để cải thiện giọng hát
  • Học thanh nhạc để ca hát giao lưu
  • Học thanh nhạc để tham gia các cuộc thi truyền hình
  • Học thanh nhạc để thi vào các trường âm nhạc chuyên nghiệp
  • Học thanh nhạc để cải thiện giọng nói
  • Học thanh nhạc để noi gương cho con cháu
  • Học thanh nhạc để tăng cường sức khỏe, giảm căng thẳng, mệt mỏi…
  • ….

Các kỹ thuật thanh nhạc cơ bản bạn cần biết

Dưới đây là những kỹ thuật thanh nhạc cơ bản cần biết dành cho những người mới bắt đầu để giúp cho việc học thanh nhạc đạt được hiệu quả tốt nhất.

Kỹ thuật Portamento

Portamento được hiểu là kỹ thuật luyến – ngắt. Chuyển từ 1 note cao ngân dài sang các note khác mà không làm gián đoạn hơi thở. Đây là kỹ thuật được các ca sĩ sử dụng rất nhiều. Trong các bài hát để phô diễn kĩ thuật và làn hơi dài mà không làm gián đoạn dòng cảm xúc liền mạch ngay cả ở đoạn cao trào.

Kỹ thuật Interpolated note

Đây là 1 kĩ thuật rất phổ biến khi hát các ca khúc cách mạng cũng như các ca khúc nhạc nhẹ. Interpolated note hỗ trợ rất tốt cho việc khoe âm vực và những nốt cao, đẹp. Khi thể hiện ca khúc đến những nốt cao, người ta sẽ thực hiện lên tông và thêm vào 1 nốt (thường là cao hơn 1 quãng 3, 1 quãng 5). Cũng có một số trường hợp ngược lại, ít phổ biến hơn là xuống thấp hơn 1 quãng 3 những nốt trầm nhất (đối với nam trầm hoặc nữ trầm) để khoe nốt trầm đẹp.

Kỹ thuật Staccato

Khi sử dụng Staccato, âm thanh bật ra chắc, dày và rõ. Khi đó người hát cần phải nảy âm, dồn âm thanh ở vùng bụng và bật thật mạnh tạo thành những âm thanh dày và khỏe.

Kỹ thuật Legato

Đây là kỹ thuật cơ bản nhất khi học thanh nhạc dành cho người mới bắt đầu. Ngược lại với Staccato, Legato là cách hát chuyển câu liên tục, đều đặn, thoải mái nhưng vẫn giữ được sự tự nhiên từ âm này sang âm khác. Kỹ thuật hát liền tiếng – Legato được đánh giá tốt khi hát liền một chuỗi nhạc trong một làn hơi, mà giọng hát vẫn êm mượt và chuẩn xác về cao độ.

Kỹ thuật Belcanto

Belcanto gần như đã trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật thanh nhạc cổ điển thế giới. Chính vì vậy mà tất cả các ca sĩ, các giảng viên giảng dạy thanh nhạc đều cố gắng chinh phục và phát triển nó để nâng tầm đẳng cấp của mình. Belcanto là nghệ thuật hát dựa trên việc xác định chuẩn xác cao độ, phách nhịp, áp dụng cộng minh để mở rộng âm vực…để tạo nên âm thanh hoàn hảo từ thanh quản.

Kỹ thuật Glissando

Xuất phát từ kĩ thuật hát belcanto, Glissando được hiểu là kỹ thuật hát lướt một chùm note nhạc hoa mỹ. Cùng với 1 tốc độ cao ngay trong 1 hơi thở. Khác với âm thanh được ngắt dứt khoát và trillo – láy 2 note trong staccato. Trong kiến thức chuyên môn về giảng dạy. Những đoạn nhạc sử dụng Glissando được gọi là Pasaggio. Tuy nhiên đây là kỹ thuật ít được sử dụng trong các ca khúc thông thường.

Kỹ thuật Trillo (hay Trill)

Trillo là kỹ thuật rung – láy, tương đối khó và xuất phát từ cách hát belcanto của Ý. Trillo được sử dụng trong giảng dạy thanh nhạc lẫn chơi nhạc cụ. Người hát thường láy đi láy lại 2 note liên tiếp với tốc độ cao. Đôi khi được kết hợp với 1 note cao ngân dài ngân dài sử dụng vibrato. Tuy nhiên chỉ những nghệ sĩ sở hữu kĩ thuật luyện thanh điêu luyện mới có thể chuyển từ trillo sang vibrato và ngược lại.

Kỹ thuật Puntatura

Phát triển từ Interpolated note, Puntatura là lỹ thuật hát note thêm khi kết bài. Hiểu theo một cách đơn giản là bịa thêm nốt cao hơn (1 quãng 3, 1 quãng 5) so với nguyên gốc bản nhạc. Việc thêm một note cao khi kết bài được khuyến khích. Bởi nó sẽ tạo nên ấn tượng mạnh hơn rất nhiều.

Lợi ích khi học thanh nhạc

Học thanh nhạc đúng phương pháp, sẽ giúp ích được cho sức khỏe của bạn rất nhiều. Việc ghi nhớ lời nhạc, ca từ của từng bài hát là một cách luyện trí nhớ rất tốt, nhất là đối với những bé nhỏ tuổi và người lớn tuổi. Endorphin được cơ thể tiết ra khi bạn hát có thể làm bạn cảm thấy sảng khoái hơn và yêu đời hơn.

Khi bạn hát, luồng không khí đi vào cơ thể nhiều hơn và mạch máu sẽ hấp thu nhiều oxy hơn và nó làm cho bạn có cảm giác tỉnh táo. Trong quá trình tập luyện thanh, hơi thở đúng cách làm huyết áp, nhịp tim ổn định và giúp giảm căng thẳng. Ngoài ra, âm nhạc có thể giúp bạn bộc bạch những tâm tư của mình và những điều bạn khó có thể diễn đạt bằng lời nói.

Việc tự nghiên cứu qua các tài liệu cũng như các kiến thức về thanh nhạc hướng dẫn trên mạng cũng là ý kiến hay. Nhưng sẽ tốt hơn nếu như bạn tham gia vào lớp khóa học thanh nhạc cơ bản, khi đó bạn sẽ tiếp cận được với kỹ thuật luyện thanh, lấy hơi và ngân giọng,…dưới sự kèm cặp và chỉ ra những điểm yếu, điểm mạnh của bạn. Từ đó bạn có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm để bản thân được hoàn thiện hơn.
Hãy luôn luôn giữ vững niềm đam mê trong khóa học thanh nhạc một cách nghiêm túc nhé.

Những điều cần lưu ý khi học thanh nhạc

Luôn thoải mái: Tâm trạng ảnh hưởng rất nhiều đến ca hát. Dù bạn hát hay hay hát dở khi được hát bạn hãy hát hết mình và vui hết mình nhé.

Luôn lắng nghe và học hỏi: Sẽ có nhiều hữu ích khi bạn học chung với các học viên khác. Dưới sự hướng dẫn của các giáo viên, họ giúp bạn học tập được rất nhiều từ những ưu điểm cũng như khắc phục những lỗi sai từ họ.

Nên ăn nhẹ trước khi đi học: Việc luyện thanh sẽ khá tốn sức, nhất là khi bạn chưa quen. Vậy nên, bạn không được để bụng đói khi đi học. Nên ăn nhẹ trước khi vào học khoảng 15-30 phút và bạn không nên ăn quá no. Ngoài ra, bạn không nên ăn quá nhiều chất béo hoặc quá nhiều gia vị. Vì những chất đó dễ làm khàn giọng và khiến thanh quản bị sưng viêm.

Đem theo nước: Cổ họng của bạn phải làm việc rất nhiều và rất dễ bị khô trong quá trình học. Do đó, bạn nên đem theo một chai nước để uống khi khát. Mỗi lần uống bạn nên uống chậm và uống từng chút một. Không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh lúc luyện thanh.Vì lúc đó, dây thanh quản của bạn sẽ rất nhạy cảm dễ bị viêm họng.

Không mặc quần áo chật quá và chú ý các tư thế đứng ngồi khi tập hát: Trong quá trình luyện thanh, điều này là rất quan trọng. Nó sẽ giúp bạn lấy hơi dễ dàng hơn và máu được lưu thông tốt hơn.

Chú ý sự hướng dẫn của giáo viên: Các giáo viên là những người có chuyên môn và kinh nghiệm cao, họ sẽ trực tiếp giúp bạn có cái nhìn khách quan về giọng hát của mình và đưa ra các bài học phù hợp để giọng bạn hoàn thiện hơn. Do vậy, bạn đừng bỏ qua những bài luyện tập nhỏ của giáo viên dành cho bạn. Các giáo viên sẽ luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn một cách nhiệt tình và cụ thể, nên bạn đừng ngại khi trình bày những vấn đề khó khăn mà một mình bạn không thể giải quyết được.

Giữ sức: Nếu bạn cảm nhận thấy một trong các dấu hiệu sau:

  • Đỏ mặt, đỏ cổ.
  • Hụt hơi.
  • Khàn giọng, đau họng.
  • Chóng mặt, tê tay chân.
  • Nếu cảm thấy cơ thể căng cứng, không thư giãn được. Bạn nên dừng lại để nghỉ ngơi hoặc xem lại kỹ thuật của mình. Tốt nhất là bạn nên báo cho giáo viên và để biết cách khắc phục sớm.

Mỗi ngày tập một chút nhưng đều đặn sẽ tốt hơn là bạn luyện tập liên tục dồn nén liên tục trong thời gian ngắn, như vậy có khi sẽ còn phản tác dụng. Học thanh nhạc cùng các kiến thức về thanh nhạc là cả một quá trình rất lâu dài vì thế bạn cần cố gắng và kiên trì thì mới mang lại kết quả tốt. Chúc bạn sẽ thành công trên con đường âm nhạc của mình.

Học thanh nhạc ở đâu chất lượng, uy tín và kiến thức về thanh nhạc tốt

Thực tế trên thị trường hiện nay có rất nhiều những cá nhân, trung tâm dạy học mọc lên như nấm, nhưng để đánh giá được trung tâm dạy học thanh nhạc đó có uy tín chất lượng hay không đối với người học thì đó là điều tương đối khó khăn cũng như phải có những hiểu biết nhất định mới có thể lựa chọn được.

Giới thiệu đơn vị đào tạo thanh nhạc của Bảo An Thanh Nhạc

Bảo An Thanh Nhạc – Chuyên gia đào tạo thanh nhạc uy tín tại Hà Nội, đáp ứng mọi nhu cầu học tập dành cho các lứa tuổi.

Ths Hồ Bảo An - Chủ nhân website Bảo An Thanh Nhạc
Ths. Hồ Bảo An – Chuyên gia đào tạo thanh nhạc hàng đầu tại Hà Nội

Ths. Hồ Bảo An với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề giảng dạy thanh nhạc, trải qua mười năm phát triển và hoàn thiện, Bảo An Thanh Nhạc đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng kể trên con đường đào tạo học viên, thực hiện nghi lễ tốt nghiệp về thanh nhạc cho rất nhiều học viên với kết quả xuất sắc, đủ trình độ và kỹ năng tham gia các chương trình thi hát trên truyền hình.

Cùng với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm

Với đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm, tốt nghiệp loại ưu chuyên ngành thanh nhạc tại các trường đào tạo nghệ thuật hàng đầu Việt Nam chắc chắn sẽ truyền đạt được những nhịp điệu, nốt trầm bổng của từng bài ca đến với từng học viên, chia sẻ, tìm ra những điểm yếu về giọng hát của học viên từ đó giải quyết triệt để, giúp học viên các kiến thức về thanh nhạc, tự tin hơn với chính mình. Với tâm huyết trao đi những giá trị tốt nhất, các bạn hoàn toàn yên tâm với kỹ năng mà mình được học, sẵn sàng cất lên những lời ca mà mình yêu thích mà chẳng phải ngại ngùng, lo lắng chi.

Đặc biệt khi tham gia các khóa học tại Bảo An Thanh Nhạc. Học viên sẽ có giáo trình thanh nhạc riêng phù hợp với giọng hát của bản thân mình để phát triển. Từ âm nhạc cơ bản đến luyện thanh cơ bản và sau đó học viên dựa trên những kiến thức đó để rèn luyện tự học thanh nhạc tại nhà.

Đạo tạo phát triển nhiều loại hình nghệ thuật

Đến với các khóa học thanh nhạc của Ths. Hồ Bảo An bạn sẽ được chỉ dạy tỉ mỉ, kỹ càng, từ không biết đến hát có nhịp điệu, từ hát hay đến trở thành ca sĩ chuyên nghiệp biểu diễn trên sân khấu.

Dạy thanh nhạc kèm 1 với 1
Ths. Hồ Bảo An trực tiếp – Dạy thanh nhạc kèm 1 với 1 cho học viên

Ngoài luyện thanh, Bảo An Thanh Nhạc còn cung cấp các khóa học về nhạc cụ, văn hóa truyền thống. Giúp cho bạn có thể kết hợp giọng hát, kiến thức cơ bản về âm thanh. Kỹ năng thanh nhạc của bản thân với nhiều loại hình nhạc cụ khác nhau. Từ đó nâng cao kỹ năng hơn nữa

Đến với Ths. Hồ Bảo An – chuyên gia đào tạo các khóa học luyện thanh tốt nhất hiện nay. Là bạn đã tìm được một địa chỉ để gửi gắm một giọng ca có kỹ thuật đầy triển vọng trong tương lai.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ cơ sở đào tạo thanh nhạc: Số 30 Ngõ 29 Xã Đàn, Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội.

Hotline: 0967.688.782 (Zalo) – 0925.586.686

Email: lienhe@baoanthanhnhac.com

Website: baoanthanhnhac.com

Fanpage | Youtube : Bảo An Thanh Nhạc

Bài viết liên quan “Những kiến thức về thanh nhạc dành cho người mới bắt đầu

  1. Tìm hiểu thêm: học thanh nhạc là gì (nghĩa) - hieuthem

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *